KINH NHIỆM XÂY NHÀ ĐÚNG PHONG THỦY VÀ NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP

KINH NHIỆM XÂY NHÀ ĐÚNG PHONG THỦY VÀ NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP

KINH NHIỆM XÂY NHÀ ĐÚNG PHONG THỦY VÀ NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP

Ai cũng mong có một chốn đi về tiện nghi trở về sau một ngày quăng quật ngoài đường, ngoài nơi làm việc trở về tổ ấm của mình. Vì thế mà làm nhà luôn là việc ta muốn cố gắng thật nhiều. Chính vì thế mà thuận Phước muốn chia sẻ những kinh nhiệm khi xây nhà để các bạn có thể hoàn thành ngôi nhà mình một cách tốt nhất, luôn gặp may mắn khi sử dụng.


1. XEM TUỔI PHÙ HỢP VỚI GIA CHỦ KHI XÂY NHÀ

Việc này có một số người rất coi trọng, nhưng một số khác thì không, tuy nhiên để cho yên tâm chúng ta nên tích hợp vào việc làm nhà, tránh việc phải lăn tăn suy nghĩ về sau các bạn nhé!

XEM TUỔI ĐỂ LÀM NHÀ LÀ XEM TUỔI CỦA AI ?

Từ xưa ông bà ta có cách tính tuổi nhà theo phong thủy “lấy vợ xem tuổi đàn bà, xây nhà xem tuổi đàn ông”. Chính vậy người đàn ông luôn là trụ cột gia đình, xây nhà cần xem tuổi của người đàn ông để biết được thời gian xây nhà chuẩn nhất.
Ngoài xem tuổi xây nhà 2020 nói riêng và xem tuổi làm nhà nói chung thì việc chọn tuổi người nam giới trong nhà để xem tháng, xem ngày làm nhà, động thổ, đổ móng mái trần, nhập trạch hay hướng nhà để để đảm bảo phong thủy nhà.

XEM TUỔI LÀM NHÀ NĂM 2020 ÂM HAY DƯƠNG?

Về phong thủy xem ngày đẹp luôn luôn tính dựa trên lịch âm mà không phải là dương lịch. Bởi vậy cách tính số tuổi đẹp làm nhà năm 2020 hay các năm khác sẽ là tuổi âm tức tuổi bà mụ để làm căn cứ theo công thức sau: Tuổi mụ (tuổi âm) = năm xây nhà – năm sinh + 1”

XEM TUỔI LÀM NHÀ 2020 NGƯỜI NÀO HỢP NHỜ CÁCH TÍNH,KIM LÂU,HOÀNG ỐC,TAM TAI

Khi xem tuổi làm nhà năm nào đẹp cần căn cứ vào tuổi của chủ sự trong năm đó có phạm phải các đại kỵ Kim Lâu - Hoàng Ốc (Hoang Ốc) - Tam Tai hay không. Đây là cách xem tuổi xây nhà, cất nhà tuổi nào đẹp, tuổi nào tốt nên lưu ý.

Chỉ cần trong năm đó, tuổi chủ sự bị phạm 1 trong 3 đại kỵ xây nhà này là được xem là năm không tốt. Nếu không bị phạm bất cứ đại kỵ nào thì năm đó là năm có thể làm nhà đẹp nhất. Do đó, nếu như bạn muốn xem năm 2020 tuổi nào làm nhà được chỉ cần kiểm tra xem tuổi có phạm các đại hạn
- Nếu xem tuổi làm nhà phong thủy mà các tuổi làm nhà phạm phải năm Kim Lâu thì nói đến gia chủ nhà đó sẽ gặp phải tổn hại lớn về bản thân, vợ, con, làm ăn phụ thuộc vào tuổi Kim Lâu phạm phải là kim lâu gì. Những tuổi phạm Kim lâu thường là các năm 12, 15, 17, 19, 21, 24, 26, 28, 30, 33, 35, 37, 39, 42, 44, 46, 48, 51, 53, 55, 57, 60, 62, 64, 66, 69, 71, 73, 75 tuổi.
- Gia chủ làm nhà phạm phải phải năm Hoang Ốc (ngôi nhà bỏ hoang) sẽ rất xấu do Hoàng Ốc. Trong cách tính Hoang Ốc có 6 cung với 3 cung tốt (Nhất Cát, Nhì Nghi, Tứ Tấn Tài) và 3 cung xấu (Tam Địa Sát, Ngũ Thọ Tử, Lục Hoang Ốc). Những tuổi phạm vào năm Hoang Ốc cung xấu bao gồm các năm: 12, 14, 15, 18, 21, 23, 24, 27, 29, 30, 32, 33, 36, 38, 39, 41, 42, 45, 47, 48, 50, 51, 54, 56, 57, 60, 63, 65, 66, 69, 72, 74, 75 tuổi.
- Nếu gia chủ chẳng may phạm phải Tam Tai thì sẽ gặp phải các tai họa có thể ập đến bất ngờ, khó lường trước được. Lưu ý hạn Tam Tai là nạn 3 năm liên tiếp cho tuổi phạm và không thể tránh nên thường không được chọn là năm làm nhà.

+ Những tuổi Thân, Tý, Thìn: Năm phạm Tam Tai (Dần, Mão, Thìn);
+ Những tuổi Dần, Ngọ, Tuất: Năm phạm Tam Tai (Thân, Dậu, Tuất);
+ Những tuổi Hợi, Mão, Mùi: Năm phạm Tam Tai (Tỵ, Ngọ, Mùi);
+ Những tuổi Tỵ, Dậu, Sửu: Năm phạm Tam Tai (Hợi, Tý, Sửu).

Xem tuổi phù hợp với gia chủ khi xây dựng

Tuy nhiên, trong trường hợp tuổi gia chủ phạm vào Tam Tai nhưng không phạm Kim Lâu hay Hoang Ốc thì vẫn có thể xây nhà được nhưng cần chú ý đến thời gian khởi công và hoàn thành công trình. Nếu tuổi của gia chủ phạm vào Kim Lâu hay Hoang Ốc thì tuyệt đối không được xây nhà, gia chủ nên đợi năm khác xây để tránh đại họa.

 2. NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ KHI XÂY DỰNG NHÀ

+ Khi xây nhà cần tránh xây phòng bên lớn hơn và cao hơn phòng chính, phòng trước lưu ý không được cao hơn phòng sau.

+ Không nên xây dựng nhà khi trước mặt nhà có ngôi nhà đổ nát vì sẽ ảnh hưởng đến việc xác định hướng nhà và sẽ không tốt cho phong thủy khi xây nhà.

+ Dân gian vẫn thường kiêng kỵ xây nhà trên mặt bằng thóp hậu (mặt bằng phía trước rộng rồi bị thu hẹp dần lại về phía sau). Bởi người ta cho rằng nhà thóp hậu sẽ làm tiền tài dần tiêu tan, ảnh hưởng đến phú quý của gia chủ. Ưu tiên chọn mặt bằng có hình dáng ngay ngắn như hình vuông, chủ nhật, hoặc đất nở hậu (phía trước hẹp nhưng càng về sau càng rộng).

+ Khi xây nhà tổng số lượng phòng trong nhà hay số lượng bậc cầu thang nên là số lẻ, tránh số phòng chẵn. Vì số phòng lẻ thường mang đến may mắn, vận khí tốt, trong khi số lẻ thường bị cho là không tốt, gây lục đục cho các thành viên trong nhà.

+ Khi dùng gỗ trong xây nhà nên dùng các loại gỗ tùng, gỗ san, gỗ mai, tránh sử dụng các loại gỗ nam hòe, gỗ lật,..

+ Tránh để cổng nhà mình đối diện với góc nhà khác. Góc tường nhà khác chĩa vào nhà mình sẽ mang đến nhiều bất lợi. Tham khảo thêm Phong thủy cổng nhà để có thiết kế cổng đẹp và phong thủy. .

+ Không nên chọn mua đất gần các đền chùa, miếu mạo, nhà thờ hay nghĩa địa. Vì đây là những nơi có rất nhiều âm khí không tốt cho các thành viên sinh sống.

+ Không nên xây nhà hình dáng sau: hình nhà cái quạt sẽ gợi lên sự lênh đênh cho gia chủ. Hình dáng nhà chữ hỏa (火) khiến sinh khí trong nhà bị tiêu hao, hình dáng chữ bát (八) mang đến rủi ro về tính mạng.

+ Tránh xây dựng nhà hình tam giác, vì hình dáng này có tể sẽ mang đến hao tài và thị phi cho chủ nhà.

+ Khi thiết kế mái nhà tránh làm hình nhọn, không nên nối liền với các mái nhà xung quanh. 

+ Không nên xây nhà trên các mảnh đất không vuông vắn, lồi lõm vì sẽ ảnh hưởng đến hòa khí trong gia đình.

+ Nên kiêng kỵ xây nhà khi có tang, bởi trong nhà có người mất là việc không tốt, sẽ sinh ra nhiều âm khí dẫn đến nhiều rủi ro, bất trắc khi xây nhà.

3. NHỮNG LỖI THƯỜNG MẮC PHẢI KHI XÂY NHÀ

1. Nên chọn mùa nào để xây nhà? Có phải mùa khô sẽ tốt hơn?

Nhiều gia chủ nghĩ rằng xây nhà vào mùa khô ráo sẽ tốt hơn, nhưng theo nguyên tắc xây dựng là không chính xác. Thực tế, mùa khô sẽ giúp việc đổ bê tông nhanh khô, tiến độ thi công nhanh hơn, nhưng về mặt kết cấu bê tông đổ vào mùa này sẽ dễ bị nứt do giãn nở nhiệt nếu không bảo dưỡng tốt. 

Lợi điểm duy nhất của việc xây nhà mùa khô là thời gian hoàn tất nhanh hơn, nhưng khó đạt chất lượng chuẩn và khó kiểm tra được lỗi thi công bị thấm ở đâu mà chỉ đến khi đợi sang mùa mưa mới phát hiện được thì đã muộn.

Theo kinh nghiệm của các kiến trúc sư, nhà xây vào mùa mưa sẽ có chất lượng thi công tốt hơn. Bởi về mặt kết cấu, bê tông đổ vào mùa mưa sẽ ít giãn nở nhiệt gây nứt mặt và dễ thấy được những lỗi rò rỉ, dễ dàng xử lý chống thấm. Mùa mưa cũng có nhược điểm là chi phí thi công cao hơn vì tính nguy hiểm, và thời gian thi công sẽ lâu hơn do khi trời mưa, công việc bị gián đoạn.

Do đó trước khi xây dựng, gia chủ cần cân nhắc ưu và nhược điểm của từng dạng thời tiết mà có lựa chọn phù hợp nhất cho gia đình. Hơn nữa khi hiểu rõ những vấn đề có thể gặp phải trong suốt quá trình thi công, bạn sẽ chủ động hơn trong việc ứng phó và đưa ra phương án dự phòng.

2. Đợi đến thời điểm giá vật tư giảm mới bắt đầu xây nhà?

Đây là quan niệm của hầu hết mọi người, chờ giá vật tư giảm rồi mới mua nhằm tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, thực chất trên thị trường vật giá, vật tư xây dựng và thiết bị, vật liệu trang trí có độ tăng, giảm khác nhau trong cùng một thời điểm. Khi vật liệu này tăng thì vật liệu kia giảm, tất cả đều không giảm hoặc tăng tỷ lệ thuận với nhau. Nên so ra tổng quan, bạn sẽ không được lợi về mặt giá. Đôi khi giá nguyên liệu thô như gạch, đá, xi măng giảm, nhưng giá thiết bị và vật tư hoàn thiện lại tăng. Theo ghi nhận của các kiến trúc sư, việc lựa chọn thời điểm vật liệu xây dựng giảm giá không làm giảm đáng kể tổng chi phí xây dựng nhà.

4. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ HIỆN CÓ VÀ CHI PHÍ PHÁT SINH

Thường làm nhà là bạn đã dự trù kinh phí nhất định, tính toán và hạch toán các khoản chi phí để hoàn thiện ngôi nhà. Đôi khi chưa đủ cần tính toán vay mượn thêm từ người thân, bạn bè và gia đình, nhưng cần phải có tiền trong tay hãy tính tới chuyện làm nhà. Vì khi đã bước vào giai đoạn chính thức rồi bạn sẽ rất áp lực khi lúc đó vẫn quay mòn mòng với mối bận tâm tiền bạc.

Mặt khác, việc làm nhà sẽ có những khoản phát sinh ngoài dự kiến, không thể tránh khỏi. Cho dù bạn gỏi tính toán tới đâu, có tư vấn tính toán cẩn thận thế nào cũng không tránh khỏi việc phát sinh một số chi phí. Vì thế nên dự trù một số khoản tài chính từ 10 đến 30 % phần dư  thêm, khi cần có thể xuất ra. Tránh tình trạng giật gấu, vá vai, khiến cho việc làm nhà đi vào giai đoạn nước rút tiến độ thi công hoàn thiện bạn lại rơi vào việc bấn loạn về tài chính thì không nên. Có rất nhiều chi phí khi làm nhà, nhưng có 02 loại chi phí lớn như sau:

Chi phí xây dựng nhà trọn gói.

Bao gồm xây dựng thô và hoàn thiện phần thô, nhân công. Những chi phí này còn nhiều phần khác nữa bao gồm: Lát gạch trang trí, trần, kệ bếp gỗ hay đá và sơn nước, sơn lót. Nên tham khảo mức chi phí trước, tuy nhiên bất cứ công trình nhà dạng nào cũng không tránh khỏi những phát sinh như nói ở trên, cần có khoản kinh phí dự trù đủ lớn, tránh phải xoay sở quá mức cần thiết, khi cần.

Chi phí trang trí nội thất, hoàn thiện.

Đây là phần chi phí sau khi căn nhà đã hoàn tất, nó bao gồm các vật dụng cho gia đình như các loại tủ đứng, tủ bếp, bếp ga, máy lạnh, bàn ghế và những vật dụng khác, bao gồm cả những vật trang trí căn nhà.

5. THỦ TỤC PHÁP LÝ - GIẤY PHÉP XẬY DỰNG NHÀ

Khi công trình được phép xây dựng, nghĩa là bạn đã chấp tác đầy đủ các yêu cầu pháp lí về việc xây dựng nhà ở đúng với yêu cầu của các cơ quan chức năng ra quyết định ban hành. Một số các điều kiện đầy đủ thế hiện ở các mặt sau đây:

Đất đã được công nhận về mặt pháp lí. Đó là giấy chứng nhận chủ quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận chủ quyền đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.

Trường hợp đất dự án, phải được ban dự án cấp phép xây dựng dựa trên qui định chi tiết 1/500 của dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với dự án không thuộc đất dự án, sau khi có giấy phép xây dựng thì phải lập điểm báo xây dựng và báo cáo với UBND phường sở tại nơi thi công công trình xây dựng diễn ra.

Hồ sơ thiết kế xin phép xây dựng của đơn vị có tư cách pháp nhân và có chứng chỉ hành nghề tư vấn, thiết kế công trình.

​Hồ sơ pháp lý có ý nghĩa:

+ Giúp xác định ngôi nhà của bạn có phải hợp pháp hay không

+ Xác định kích thước đất trong sổ đỏ, quyền sở hữu chính chủ và quy hoạch đô thị: chiều cao nhà, ban công đua ra, thoát nước công trình, cửa sổ mở có sang nhà hàng xóm không, móng nhà có ảnh hưởng đến các nhà hàng xóm không …

+ Mục đính để tránh kiện tụng liên quan đến việc bạn xây nhà

Thủ tục pháp lý khi xây dựng nhà

6. KINH NHIỆM KHI CHỌN NHÀ THẦU XÂY NHÀ

Khi đã có bản vẽ thiết kế nhà trong tay, việc bạn cần chính là tìm kiếm quanh khu vực một nhà thầu xây dựng uy tín, có đủ năng lực chuyên môn để giúp bạn thực hiện quá trình hiện thực hóa công trình mơ ước từ bản vẽ. Các tiêu chí lựa chọn sẽ bao gồm: kinh nghiệm, tác phong, trình độ đội ngũ, thời gian thi công, cam kết và giá cả.

Kinh nghiệm xây nhà
Một nhà thầu có nhiều kinh nghiệm qua thâm niên hoạt động sẽ có những phương án tối ưu cũng như cách xử lý các tình huống phát sinh chuyên nghiệp, điều này sẽ giúp gia chủ sở hữu một công trình nhà ở hoàn thiện, trọn vẹn về nhiều mặt và tránh khỏi những sai sót thường gặp ở những nhà thầu yếu kém, thiếu kinh nghiệm.

Để đánh giá kinh nghiệm của nhà thầu bạn có thể tham khảo ngày thành lập đơn vị, các sản phẩm mà đơn vị đã thực hiện cũng như quy mô tổ chức.

Tác phong làm việc của nhà thầu xây dựng
Lần đầu hợp tác nên việc đánh giá sự uy tín của một nhà thầu là chưa khả thi, tuy nhiên bằng cách quan sát và đánh giá thái độ, tác phong làm việc bước đầu sẽ cho bạn thấy được phần nào điều đó. Nếu đã từng được đơn vị nhà thầu thực hiện bản vẽ thiết kế thì qua quá trình đó bạn sẽ biết được sự chuyên nghiệp trong quy trình hoạt động, sự giữ chữ tín của đơn vị khi trao đổi công việc, … Bên cạnh đó giá trị pháp lý của đơn vị qua những thông tin về thời gian thành lập, ngành nghề, tư cách pháp nhân, địa chỉ văn phòng, mã số thuế, … sẽ đảm bảo rằng bạn đang được pháp luật bảo hộ khi làm việc với đơn vị có đăng ký kinh doanh và chịu sự quản lý của nhà nước.

Ngoài ra bạn có thể tìm kiếm và tham khảo những nhận xét, đánh giá của cộng đồng về đơn vị nhà thầu trên các phương tiện mạng xã hội và website.

Trình độ đội ngũ nhân sự nhà thầu xây dựng
Có thể nói chất lượng công trình được quyết định trực tiếp bởi những người thợ dưới sự giám sát chặt chẽ của kỹ sư xây dựng, vì thế đây là 2 đối tượng bạn cần tìm hiểu để đánh giá được phần nào năng lực của nhà thầu.

Có thể quan sát công trình thực tế qua những chi tiết nhỏ để thấy được thái độ, tinh thần trách nhiệm cũng như trình độ chuyên môn của đội ngũ trực tiếp thi công.

Thời gian thi công xây nhà trọn gói
Cần quy định về thời gian và tiến độ thi công rõ ràng. Bạn cần có sự thỏa thuận về thời gian và tiến độ thi công với công ty nhận thi công và được quy định trong hợp đồng, để bạn có thể dễ dàng kiểm tra, đôn đốc công việc đảm bảo kế hoạch thi công của mình. Bạn nên thêm vào điều khoản bồi thường nếu trễ tiến độ thi công và bàn giao nhà.

Những cam kết khi xây nhà trọn gói
Một tiêu chí lựa chọn nữa là những cam kết của nhà thầu đó trong xây dựng, và những cam kết này luôn được đảm bảo thông qua hợp đồng thi công.

+ Không bán thầu: Công trình nhà ở sẽ do trực tiếp công ty thi công, không sang nhượng hoặc bán thầu cho đơn vị khác. Hiện nay, có rất nhiều công ty bán thầu một phần hoặc toàn bộ gói thầu cho đơn vị khác, như vậy sẽ rất khó kiểm soát được chất lượng thi công và khi phát sinh những vấn đề trong thi công, các đơn vị không đồng nhất sẽ đùn đẩy trách nhiệm.

+ Sự minh bạch trong báo giá vật tư, sử dụng vật tư

+ Chịu trách nhiệm về các việc liên quan đến cộng đồng do như môi trường, tiếng ồn,…

+ Chế độ bảo hành: Cần phải có cam kết bảo hành sau xây dựng về phần thô và nội thất cung cấp.

Giá cả xây dựng nhà trọn gói
Nhà thầu xây dựng uy tín, không thể hiện ở giá rẻ hay giá cao mà là giá có hợp lý không.

Bởi vì giá rẻ thì chất lượng của công trình sẽ khó đảm bảo, còn giá quá cao thì kinh tế không cho phép.

Giá cả trong xây nhà thường sẽ tính dựa trên diện tích xây dựng, tuy nhiên cách tính diện tích trong xây dựng khác hoàn toàn so với thực tế, diện tích trong xây dựng sẽ bao gồm tất cả các diện tích mà ở đó có hao phí xây dựng, vì thế khi so sánh giá các thầu bạn đừng nhìn vào số liệu giá trên m2 của nhà thầu đó mà phải xem xét giá cả theo từng dịch vụ. 

Trong từng dịch vụ (gói thầu) cụ thể sẽ thể hiện những hạng mục thi công cụ thể với giá cả tương ứng.

Hãy gọi ngay cho Vinhome để được tư vấn kỹ hơn:

Thanh Hóa: Lô 06 - Đại lộ Võ Nguyên Giáp - Phường Đông Vệ -TP. Thanh Hóa

Hotline: 0966.57.88.33 - 093.246.88.33

Email: ctyvinahome@gmail.com

Bình luận